tin tức y tế

THẠNH PHÚ CHỦ ĐỘNG PHÒNG DỊCH BỆNH SỞI
[ Cập nhật vào ngày (13/09/2024) ]

Hiện nay, bệnh Sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh. Tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh.


Trước tình hình diễn biến phức tạp của bệnh sởi và số ca tăng lên nhanh chóng trên phạm vi cả nước, đặc biệt tại TPHCM ngày 27/8/2024 đã công bố dịch sởi. Trong bối cảnh nghỉ lễ Quốc Khánh 2/9 nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh lây lan trên khắp cả nước.

Tính từ đầu năm đến ngày 25/8/2024 toàn tỉnh Bến Tre ghi nhận 90 ca sởi, trong đó có 1 ca tử vong. Tại huyện Thạnh Phú, tính đến ngày 3/9/2024 ghi nhận 6 ca sởi. Để chủ động phòng, chống lây nhiễm dịch sởi trong dịp nghỉ lễ và dịp tựu trường, Trung tâm Y tế huyện Thạnh Phú đã thực hiện nhiều hoạt động như:

Thực hiện sàng lọc người có dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban tại nơi tiếp nhận bệnh để phân loại bệnh, nhằm phát hiện bệnh kịp thời và tránh lây lan chéo trong Trung tâm Y tế.

Khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS theo dõi, giám sát tình hình ca bệnh sởi tại địa phương nhằm phát hiện sớm và xử lý dịch kịp thời không để lan rộng.

Lập danh sách rà soát trẻ từ 1 – 10 tuổi chưa tiêm đủ vắc xin sởi theo quy định để dự trù vắc xin và tiêm vét cho các đối tượng này theo kế hoạch tiêm vắc xin Sởi của Bộ Y tế và UBND tỉnh Bến Tre.

Đồng thời Bộ Y tế khuyến cáo:

1. Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vaccine sởi đi tiêm đầy đủ và đúng lịch.

2. Không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ.

3. Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày. Đảm bảo nhà ở và nhà vệ sinh thông thoáng, sạch sẽ. Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

4. Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.

5. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời. Không nên đưa trẻ điều trị vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải bệnh viện và lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Hiện nay, bệnh Sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh. Tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh.




Khoa KSBT-HIV/AIDS Theo Bộ Y tế




Thông báo


Tìm kiếm

SƠ ĐỒ ĐƯỜNG ĐI

Thư viện ảnh

thư viện VIDEO

Nobel Y Khoa 2016