kiến thức y khoa

SA SÚT TRÍ TUỆ: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
[ Cập nhật vào ngày (21/10/2024) ]
(Ảnh minh họa: sưu tầm)
(Ảnh minh họa: sưu tầm)

Sa sút trí tuệ là một hội chứng suy giảm trí nhớ, suy nghĩ, hành vi và khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày. Bệnh không những tác động xấu đến thể chất, tâm lý xã hội và kinh tế của người bệnh mà còn cả với những người chăm sóc họ


Sa sút trí tuệ là một hội chứng suy giảm trí nhớ, suy nghĩ, hành vi và khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày. Bệnh không những tác động xấu đến thể chất, tâm lý xã hội và kinh tế của người bệnh mà còn cả với những người chăm sóc họ.

Nguyên nhân bệnh sa sút trí tuệ:

- Do tổn thương hoặc mất các tế bào thần kinh và các kết nối của tế bào thần kinh trong não.

- Chia làm hai loại:

1. Chứng sa sút trí tuệ không thể đảo ngược- do nguyên nhân thoái hóa hệ thần kinh.

2. Chứng sa sút trí tuệ không do thoái hóa hệ thần kinh.

Dấu hiệu của bệnh sa sút trí tuệ:

Sa sút trí tuệ ảnh hưởng đến mỗi người theo một cách khác nhau, tùy thuộc vào tác động của bệnh và tính cách của người đó trước khi bị bệnh. Các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến chứng sa sút trí tuệ có thể được hiểu theo ba giai đoạn.

- Giai đoạn đầu: Các triệu chứng phổ biến bao gồm hay quên, không rõ ngày tháng, trở nên lạc lõng giữa những nơi quen thuộc, mới ở mức độ nhẹ nên rất dễ lầm tưởng với các triệu chứng “đãng trí” hay quên, khả năng nhớ kém hơn khi về già. Mọi người thường bỏ qua giai đoạn này, những chủ quan và bỏ sót trong chẩn đoán giai đoạn này làm mất đi cơ hội được điều trị và phục hồi sớm cho người bệnh.

- Giai đoạn giữa: Ở giai đoạn này, các dấu hiệu và triệu chứng trở nên rõ ràng hơn bao gồm không thể nhớ các sự kiện gần hoặc tên mọi người, trở nên lạc lõng trong nhà, gặp khó khăn trong giao tiếp, cần được người khác hỗ trợ trong việc chăm sóc bản thân, hay đi lang thang và lặp đi lặp lại một câu nói.

- Giai đoạn muộn: Giai đoạn cuối của sa sút trí tuệ, người bệnh gần như sống phụ thuộc vào gia đình vì không thể hoạt động dộc lập. Các triệu chứng bao gồm rối loạn trí nhớ nghiêm trọng, không biết về thời gian và địa điểm, khó nhận ra người thân và bạn bè, ngày càng cần người khác chăm sóc cho mình, gặp khó khăn khi đi lại, thường xuyên kích động và gây hấn.

Các biến chứng của bệnh sa sút trí tuệ

- Dinh dưỡng kém: Mất phản xạ nhai, nuốt dẫn đến lười ăn hoặc bỏ ăn. Tình trạng này khiến cơ thể bị thiếu hụt hoặc suy dinh dưỡng, càng làm cho chứng sa sút trí tuệ thêm nghiêm trọng, cũng như làm giảm tuổi thọ.

- Viêm phổi: Tình trạng khó nuốt do sa sút trí tuệ làm tăng nguy cơ mắc nghẹn hoặc hít thức ăn vào phổi, có thể gây viêm phổi hoặc tắt thở.

- Không thể tự chăm sóc bản thân: Người bệnh sẽ không thể sinh hoạt bình thường  vệ sinh cá nhân, răng miệng, không thể dùng thuốc theo chỉ định khi không có người thân hỗ trợ.

- Mất an toàn: Một số tình huống hàng ngày có thể gây ra các vấn đề an toàn cho người bệnh như lái xe, nấu ăn và đi bộ một mình.

- Tử vong: Giai đoạn cuối có thể bị nhiễm trùng dẫn đến hôn mê và tử vong.

Điều trị sa sút trí tuệ:

- Sa sút trí tuệ là bệnh không thể chữa khỏi, cũng như không thể thay đổi quá trình tiến triển của bệnh.

- Chẩn đoán sớm chính xác các nguyên nhân gây bệnh giúp quản lý tốt các nguyên nhân đó bằng việc điều trị thực thể, đồng thời giúp gia đình bệnh nhân chủ động hơn trong việc chăm sóc, quản lí  cũng như thông cảm, sẽ chia với người bệnh.

Phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ

- Rèn luyện trí não: Các hoạt động kích thích tinh thần như đọc sách, giải câu đố, chơi trò chơi chữ có thể trì hoãn sự khởi phát của chứng sa sút trí tuệ.

- Hoạt động thể chất và xã hội: Theo đó, mỗi người nên tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần, hạn chế ngồi lâu, thụ động.

- Bỏ hút thuốc lá, không dùng các chất kích thích: rượu, bia

- Bổ sung đủ vitamin: nhóm B,C

- Quản lý các yếu tố nguy cơ tim mạch: Huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu, giữ chỉ số BMI cơ thể trong khoảng 18.5 – 23. 

- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn giàu trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và axit béo omega-3

- Giấc ngủ chất lượng: Ngủ đủ và ngon giấc 6-8 tiếng mỗi đêm giúp thần kinh và trí não khỏe mạnh cũng như tránh nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ.

Cần thực hiện đồng thời nhiều biện pháp phòng ngừa để đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhất.




Khoa Hồi sức cấp cứu




Thông báo


Tìm kiếm

SƠ ĐỒ ĐƯỜNG ĐI

Thư viện ảnh

thư viện VIDEO

Nobel Y Khoa 2016