tin tức y tế

DỊCH BỆNH MARBURG – THÔNG TIN CẦN BIẾT
[ Cập nhật vào ngày (01/11/2024) ]
(Ảnh minh họa: sưu tầm)
(Ảnh minh họa: sưu tầm)

Hiện nay trên thế giới, tỷ lệ nhiễm bệnh Marburg ngày càng gia tăng tại các quốc gia Châu Phi như Guinea, Angola, Cộng hòa Congo và theo gần đây nhất là Rwanda. Tổng số mắc tính đến ngày 10/10/2024 là 58 trường hợp, trong đó có 13 trường hợp tử vong, tuy hiếm gặp nhưng tỉ lệ tử vong cao. Tại Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc bệnh. Tại TPHCM, Sở Y tế cho biết, nguy cơ bệnh Marburg xâm nhập vào thành phố không cao nhưng vẫn có thể xảy ra. Hiện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có công văn khẩn về việc chủ động giám sát, phát hiện, kiểm soát dịch bệnh Marburg xâm nhập vào nước ta.


Hiện nay trên thế giới, tỷ lệ nhiễm bệnh Marburg ngày càng gia tăng tại các quốc gia Châu Phi như Guinea, Angola, Cộng hòa Congo và theo gần đây nhất là Rwanda. Tổng số mắc tính đến ngày 10/10/2024 là 58 trường hợp, trong đó có 13 trường hợp tử vong, tuy hiếm gặp nhưng tỉ lệ tử vong cao.

Tại Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc bệnh. Tại TPHCM, Sở Y tế cho biết, nguy cơ bệnh Marburg xâm nhập vào thành phố không cao nhưng vẫn có thể xảy ra. Hiện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có công văn khẩn về việc chủ động giám sát, phát hiện, kiểm soát dịch bệnh Marburg xâm nhập vào nước ta.

Khái quát chung về bệnh Marburg

Đây là một bệnh lý truyền nhiễm do virus Marburg thuộc họ Filoviridae gây ra. Trước đây là bệnh sốt xuất huyết Marburg lây truyền chủ yếu ở động vật như dơi ăn quả hoặc khỉ. Bệnh Marburg tuy hiếm gặp nhưng tác động đối với sức khỏe con người là không hề nhỏ.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời gian ủ bệnh Marburg là từ 2 ngày đến 3 tuần .

- Các triệu chứng bắt đầu đột ngột với sốt dữ dội và đau đầu. Vài ngày sau khi khởi phát, nhiều bệnh nhân bị nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng kéo dài tới một tuần.

- Theo WHO, các trường hợp nặng có kèm theo chảy máu trong tuần đầu tiên. Một số bệnh nhân nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu.

- Bệnh nhân cũng bị chảy máu nướu răng, ở mũi và cơ quan sinh dục. Bệnh có thể lan đến hệ thần kinh khiến người bệnh trở nên lú lẫn, dễ cáu gắt và hung dữ.

Hầu hết các trường hợp tử vong sau hơn một tuần mắc bệnh, ngoài ra, WHO cho biết thêm rằng các trường hợp tử vong thường đi kèm với sốc và mất máu nghiêm trọng.

Con đường lây truyền bệnh

Con đường lây truyền của bệnh của bệnh Marburg chủ yếu qua sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và thông qua các con đường có thể kể đến như:

Dịch tiết của người bệnh như dịch mũi, nước bọt, giọt bắn;

Tiếp xúc với các đồ vật của người nhiễm bệnh như quần áo, vật dụng cá nhân;

Lây lan qua đường tình dục của người vừa khỏi bệnh.

Yếu tố nguy cơ cao

Chính vì con đường lây truyền bệnh Marburg thông qua khả năng tiếp xúc gần, cho nên một số đối tượng nguy cơ cao cần lưu ý để hạn chế khả năng lây nhiễm, cũng như là biện pháp bảo vệ bản thân khi đứng trước mầm mống bệnh nguy hiểm và có tính chất tử vong cao. Một số yếu tố nguy cơ cao có thể liệt kê như sau:

- Du lịch tại khu vực có cảnh báo về bệnh;

- Người tiếp xúc trực tiếp hoặc gần với người bị nhiễm bệnh như thân nhân, nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc người bệnh;

- Người có hệ miễn dịch suy yếu.

Virus Marburg có gây chết người, điều trị thế nào?

CDC cho biết không có cách chữa trị hoặc điều trị cụ thể cho bệnh Marburg. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết “Chăm sóc hỗ trợ sớm với bù nước và điều trị triệu chứng giúp cải thiện khả năng sống sót”.

Giải pháp phòng ngừa

Các giải pháp phòng ngừa bệnh mà bạn có thể thực hiện là:

- Hạn chế tiếp xúc, giữ khoảng cách an toàn với người bệnh;

- Rửa tay bằng xà phòng và đeo khẩu trang;

- Hạn chế đi vào vùng có nguy cơ dịch bệnh cao.




Khoa KSBT-HIV/AIDS Theo Bộ Y tế




Thông báo


Tìm kiếm

SƠ ĐỒ ĐƯỜNG ĐI

Thư viện ảnh

thư viện VIDEO

Nobel Y Khoa 2016