kiến thức y khoa

TẦM QUAN TRỌNG CỦA XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
[ Cập nhật vào ngày (29/04/2025) ]

Theo Bộ Y tế, bệnh ung thư cổ tử cung là một trong các bệnh phổ biến ở Việt Nam, chỉ đứng thứ 2 sau ung thư vú giai đoạn sớm ở phụ nữ. Mỗi năm ở Việt Nam, ghi nhận có hơn 4000 ca mắc mới và số lượng người tử vong lên đến 2000 ca bệnh. Hiện nay, với sự tiến bộ của công nghệ y khoa, việc tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung đã trở nên dễ dàng hơn.


Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ tư ở phụ nữ trên toàn cầu với khoảng 660.000 ca mắc mới và khoảng 350.000 ca tử vong vào năm 2022. Có thể thấy, bệnh ung thư cổ tử cung là mối nguy hại hàng đầu ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của phụ nữ trên toàn cầu, trong đó có cả Việt Nam.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, các mốc thời gian khám kiểm tra ung thư cổ tử cung định kỳ, chị em phụ nữ cần lưu ý như sau:

- Chị em phụ nữ ở độ tuổi từ 21 – 24 tuổi: Nên thực hiện phương pháp xét nghiệm Pap smear hoặc Thinprep mỗi 3 năm / 1 lần.

- Chị em phụ nữ ở độ tuổi trung niên từ 25 – 65 tuổi: Nên đồng thời thực hiện cả hai phương pháp xét nghiệm HPV và xét nghiệm Pap mỗi 5 năm / 1 lần.

- Phụ nữ trên 65 tuổi: Nếu thực hiện phương pháp xét nghiệm HPV và xét nghiệm Pap đều ra kết quả âm tính, đồng thời không có dấu hiệu hay triệu chứng nào bất thường ở tử cung, có thể ngừng tầm soát..

Tầm soát ung thư cổ tử cung là việc thực hiện các kỹ thuật y khoa như khám phụ khoa, nội soi cổ tử cung, phết tế bào âm đạo hay còn gọi là Pap smear nhằm phát hiện sớm các tế bào bất thường ở cổ tử cung. Những tế bào này nhanh chóng chuyển biến thành bệnh ung thư. Người bệnh sẽ được tiến hành theo dõi, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời nhằm giảm thiểu tối đa những nguy cơ xấu. Ung thư cổ tử cung có thể xảy ra ở bất kỳ phụ nữ nào. Có tới 95 – 97% nữ giới bị căn bệnh này do virus HPV gây ra. Có thể kể đến một số nguyên nhân như: quan hệ tình dục không an toàn, bị viêm nhiễm kéo dài mà không được điều trị, sinh con quá sớm hoặc sinh nhiều lần,…Có thế nói, việc tầm soát ung thư cổ tử cung mang lại rất nhiều lợi ích cho chị em phụ nữ, cụ thể như:

- Tầm soát ung thư giúp phát hiện bệnh sớm, gia tăng tỷ lệ điều trị thành công tới 90%. Khi bệnh ở giai đoạn 2, tỷ lệ chữa khỏi là 75%, ở giai đoạn 3 khoảng 30 – 40% và 15% vào giai đoạn 4.

- Việc phối hợp giữa các phương pháp tầm soát ung thư sẽ giúp bác sĩ có kế hoạch theo dõi tốt, giảm thiểu chi phí và thời gian thăm khám cho bệnh nhân.

- Ung thư cổ tử cung thường không có triệu chứng rõ ràng khi ở giai đoạn sớm. Khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường như: khí hư có màu và mùi bất thường, ra máu âm đạo sau khi quan hệ, đau tức ở vùng bụng dưới,… thì có thể lúc này bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn, dẫn tới khả năng điều trị khỏi thấp. Do đó, tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ giúp bệnh nhân phát hiện sớm. Hiện nay, tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung là cách phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung có tính chính xác cao cũng như sớm nhất, kết hợp cùng biện pháp dự phòng với tiêm chủng vắc xin cho trẻ em gái từ sớm để giúp ngăn ngừa bệnh.




Bs Tươi - Khoa CSSKSS




Thông báo


Tìm kiếm

SƠ ĐỒ ĐƯỜNG ĐI

Thư viện ảnh

thư viện VIDEO

Nobel Y Khoa 2016