Các dấu hiệu cần theo dõi sau tiêm chủng trong vòng 72 giờ bao gồm: tinh thần, tình trạng ăn, ngủ, dấu hiệu về nhịp thở, nhiệt độ, phát ban, các biểu hiện tại chỗ tiêm ....Gia đình cần lưu ý và biết cách xử trí ngay:
1. Không đắp bất kỳ chất gì vào vị trí tiêm
2. Nếu quầng đỏ tiếp tục to lên > 2cm, cứng, nóng cần đưa trẻ đi KHÁM NGAY
3. Sốt < 38,5 độ C: Chườm trán, nách, bẹn trẻ bằng nước ấm (Không dùng nước lạnh, tắm nước đá hay lau mát cho trẻ bằng rượu...) hoặc dùng miếng hạ sốt dán trán, không ủ ấm trẻ. Theo dõi nhiệt độ 2-3 giờ /1 lần.
4. Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát.
5. Duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cho trẻ bú mẹ và uống nước nhiều hơn.
6. Cho trẻ ăn/bú đủ bữa, đủ số lượng, đúng tư thế; không cho ăn nằm.
7. Kiểm tra thường xuyên trẻ, đặc biệt là ban đêm.
8. Quan sát trẻ thường xuyên và chú ý không chạm, đè vào chỗ tiêm. Nếu trẻ bị sốt thì bố mẹ cặp nhiệt độ, chườm ấm và theo dõi; cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của cán bộ y tế. Nếu tại vết tiêm sưng, đỏ, có thể chườm lạnh để giúp giảm đau và giảm sưng cho trẻ.
10. Tránh chạm vào vết tiêm khi bế trẻ, không xoa dầu, chườm nóng hay nặn chanh, đắp khoai tây hoặc bôi đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng chỗ tiêm.
11. Sốt > 38,5 độ C: Dùng thuốc hạ sốt theo đơn của bác sĩ.
* Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi trẻ có các dấu hiệu sau:
1. Sốt cao > 39 độ C, khó đáp ứng thuốc hạ sốt, sốt kéo dài trên 24 giờ, sốt xuất hiện sau 12 giờ tiêm chủng
2. Quấy khóc kéo dài, kém tương tác cha mẹ, trẻ mệt xỉu, li bì và hôn mê
3. Co giật
4. Nôn, bú kém, bỏ bú
5. Phát ban
6. Thở nhanh, khó thở co kéo hõm ức, thở rên, thở ậm ạch, tím môi và chi
7. Chi lạnh, da nổi vân tím
8. Hoặc có các dấu hiệu bất thường khác khiến cha mẹ trẻ lo lắng.
Vì vậy trẻ cha/mẹ trẻ cần phải quan tâm trẻ sau khi tiêm chủng, biết cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường và có hướng xử trí kịp thời./.