BÀI TUYÊN TRUYỀN ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ
[ Cập nhật vào ngày (12/11/2024) ]
Lâu nay, người dân thường có thói quen sử dụng các loại thức ăn đường phố bởi sự tiện lợi, giá thành rẻ. Song, các loại thức ăn này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm (ATTP), có thể gây ngộ độc thực phẩm (NĐTP) và các dịch bệnh liên quan.
Lâu nay, người dân thường có thói quen sử dụng các loại thức ăn đường phố bởi sự tiện lợi, giá thành rẻ. Song, các loại thức ăn này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm (ATTP), có thể gây ngộ độc thực phẩm (NĐTP) và các dịch bệnh liên quan.
Hiện nay, cũng có nhiều hộ kinh doanh TĂĐP đã được cập nhật kiến thức về ATTP, đảm bảo các điều kiện vệ sinh về con người, nơi bày bán. Tuy nhiên, còn rất nhiều hộ kinh doanh vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây NĐTP do thực phẩm thường được chứa đựng trên các vật dụng dễ di động như mâm, rổ, gánh hàng rong… bày bán bên đường, trong làn bụi và được che đậy một cách sơ sài, không có tủ lạnh để lưu mẫu thực phẩm và bảo quản thức ăn dư thừa, không có đủ nước để vệ sinh dụng cụ chứa đựng, không gian buôn bán không đảm bảo vệ sinh môi trường, nguyên liệu chế biến không có nguồn gốc rõ ràng…
* Để chủ động phòng ngừa NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm, người tiêu dùng KHÔNG NÊN mua và ăn TĂĐP ở các địa điểm sau:
1. Địa điểm bày bán không sạch sẽ, quá chật hẹp, ẩm thấp, gần nguồn ô nhiễm, bụi bẩn dễ bám vào thực phẩm, cống rãnh ứ đọng.
2. Thực phẩm bao gói sẵn không nhãn mác, hạn sử dụng, thực phẩm chế biến không được che đậy kỹ, có nhiều côn trùng, động vật gây hại xung quanh.
3. Dầu mỡ chiên, xào có màu sắc quá đen. Dụng cụ chứa đựng không sạch sẽ, nơi bày bán để thực phẩm sống và chín lẫn lộn. Nước dự trữ để chế biến, rửa nguyên liệu, dụng cụ không sạch và không được đựng trong các dụng cụ có nắp đậy kín.
4. Người chế biến, phục vụ mặc trang phục không sạch sẽ, không đeo khẩu trang, hắc hơi, xỉ mũi gần thực phẩm hoặc các dụng cụ chế biến, chứa đựng thực phẩm, đeo trang sức, sơn móng tay, không đeo găng tay để bốc thức ăn.
Như vậy, để đảm bảo an toàn sức khỏe, phòng chống ngộ độc và các bệnh truyền từ TĂĐP thì người tiêu dùng cần nắm được những kiến thức cơ bản trong bảo đảm ATTP, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, cũng như cách bảo quản thực phẩm, nên chọn mua TĂĐP ở những nơi bán uy tín, được che đậy kỹ, cách xa nguồn ô nhiễm, dụng cụ chứa đựng đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó, người kinh doanh TĂĐP phải tuân thủ đúng các quy định ATTP, thực hiện đầy đủ trách nhiệm bảo đảm ATTP cho người tiêu dùng góp phần phòng tránh hiệu quả NĐTP, các bệnh truyền qua thực phẩm.
Khoa An toàn thực phẩm