thông tin văn bản

Tăng cường phòng, chống bệnh do virut Adeno
[ Cập nhật vào ngày (21/09/2023) ]

Bệnh đau mắt đỏ là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút nhóm Adeno gây ra, tính đến ngày 15/9/2023 toàn huyện Thạnh Phú đã ghi nhận 87 trường hợp bị đau mắt đỏ ở nhiều trường học tại các xã An Thạnh, An Qui, Thạnh Hải, Phú Khánh, Tân Phong, Thị trấn, An Điền, Bình Thạnh, Hòa Lợi, Mỹ An.


Bệnh đau mắt đỏ là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút nhóm Adeno gây ra, tính đến ngày 15/9/2023 toàn huyện Thạnh Phú đã ghi nhận 87 trường hợp bị đau mắt đỏ ở nhiều trường học tại các xã An Thạnh, An Qui, Thạnh Hải, Phú Khánh, Tân Phong, Thị trấn, An Điền, Bình Thạnh, Hòa Lợi, Mỹ An.

Căn cứ Công văn số 3084/SYT-NVY ngày 14 tháng 9 năm 2023 của Sở Y tế Bến Tre về việc tăng cường phòng, chống bệnh do virut Adeno.

Để xử lý dịch một cách hiệu quả và tránh lây lan trên diện rộng, Trung tâm Y tế yêu cầu các đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung sau:

 

1. Các đơn vị tiếp tục thực hiện Công văn số 3326/SYT-NVY ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Sở Y tế về việc tăng cường phòng, chống bệnh do virut Adeno; tiếp tục phổ biến, tập huấn nhắc lại Hướng dẫn chẩn đoán điều trị, phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh do vi rút Adeno ở trẻ em tại Công văn số 4627/SYT-NVY ngày 29 tháng 12 năm 2022 của Sở Y tế.

2. Các khoa lâm sàng của Trung tâm Y tế

- Tăng cường phát hiện sớm các ca bệnh nghi ngờ, kê đơn và hướng dẫn chăm sóc đối với các trường hợp bệnh nhẹ, điều trị ngoại trú.

- Phân luồng cách ly kịp thời các trường hợp nghi ngờ nhiễm hoặc chẩn đoán xác định nhiễm vi rút Adeno. Khu điều trị người nhiễm vi rút Adeno cần được bố trí riêng với các nhóm bệnh khác và đảm bảo thông khí tự nhiên. Không di chuyển người bệnh nhiễm vi rút Adeno sang các phòng khác và ngược lại.

- Giữ khoảng cách giữa các giường bệnh ít nhất 1m và hướng dẫn người bệnh, người thân tuân thủ nguyên tắc dự phòng lây truyền qua đường “giọt bắn”, “tiếp xúc”.

- Tuân thủ việc quản lý, cách ly người bệnh nhiễm vi rút Adeno tại khu điều trị và chỉ được ra khỏi phòng cách ly khi hết hẳn triệu chứng lâm sàng ít nhất 2 ngày.

- Tuân thủ nguyên tắc “2K” và mang găng tay sạch khi chăm sóc, tiếp xúc người bệnh; trong trường hợp phải làm việc ở các khu vực khác thì cần sử dụng áo choàng/tạp dề khi vào khu cách ly.

- Sử dụng Clo hoạt tính nồng độ 0,2-0,5% để khử khuẩn bề mặt ở các khu cách ly và xử lý chất thải của bệnh nhân giống như chất thải nguy hại, lây nhiễm.

3. Khoa Dược - Vật tư, trang thiệt bị

Dự trù đầy đủ thuốc, vật tư, sinh phẩm, hóa chất phục vụ cho chống dịch, đặc biệt là Cloramin B nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho các hoạt động phòng, chống dịch đau mắt đỏ

4. Khoa Kiểm soát bệnh tật

- Theo dõi sát tình hình dịch bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn và xử lý một cách triệt để các ổ dịch, đặc biệt chú trọng tại các cơ sở giáo dục và các công ty, xí nghiệp để hạn chế tối đa nguy cơ lây lan trên diện rộng.

- Trong thời gian ổ dịch đang hoạt động, hỗ trợ về chuyên môn và phối hợp với Trạm Y tế giám sát chặt các trường hợp có triệu chứng nghi ngờ để tiến hành xác minh, xử lý kịp thời.

- Phối hợp Trạm Y tế theo dõi, hướng dẫn người bệnh thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm cho những người xung quanh. Đồng thời yêu cầu người bệnh nghỉ học/nghỉ làm ít nhất 5 ngày kể từ ngày khởi bệnh đến hết triệu chứng lâm sàng.

- Tổng hợp và báo cáo nhanh cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật trước 15 giờ mỗi ngày theo biểu mẫu đính kèm công văn này.

5. Trạm Y tế xã - thị trấn, Phòng khám khu vực

- Phối hợp với trường học thực hiện khử khuẩn bề mặt tại các lớp học có ca bệnh và các khu vực công cộng như nhà vệ sinh, nhà ăn, cầu thang, tay nắm cửa…bằng các dung dịch sát khuẩn chứa Clo hoạt tính 0,2-0,5% (khuyến cáo sử dụng Cloramin B 0,5%). Các khu vực còn lại nên được lau chùi bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường định kỳ mỗi ngày.

- Hướng dẫn học sinh, giáo viên tuân thủ khuyến cáo “Khẩu trang - Khử khuẩn” nhằm phòng tránh lây nhiễm tại lớp học có ca bệnh. Khuyến cáo các em học sinh không sử dụng chung các vật dụng cá nhân.

- Cung cấp bài tuyên truyền về đặc điểm của bệnh, phương thức lây truyền, cách phòng bệnh đau mắt đỏ để trường học thực hiện truyền thông cho các cơ sở giáo dục trên địa phương mình quản lý.

- Trạm Y tế hướng dẫn các ca bệnh đến cơ sở y tế để được khám chữa bệnh, không tự điều trị nhằm tránh biến chứng xảy ra. Đồng thời hướng dẫn người bệnh đảm bảo quy trình phòng chống lây nhiễm.

- Tổng hợp và báo cáo nhanh tình hình bệnh ở địa phương mình cho Trung tâm Y tế huyện trước 10 giờ mỗi ngày theo biểu mẫu đính kèm công văn này (báo cáo gửi BS. Vũ Dương Thái - Khoa Kiểm soát bệnh tật, điện thoại: 0339.771.848)

6. Phòng giáo dục và đào tạo huyện

Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện thực hiện các biện pháp sau:

- Trước mỗi buổi học, giáo viên sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe của các em học sinh để phát hiện sớm ca bệnh, đối với các trường hợp nghỉ ốm của học sinh nhà trường cần liên hệ phụ huynh để tìm hiểu lý do nhằm có hướng xử trí phù hợp. Khi lớp học phát hiện ca bệnh nghi ngờ cần di chuyển các em sang khu vực riêng nhằm tránh lây nhiễm chéo, đồng thời thông báo cho Trạm Y tế để phối hợp xử lý dịch.

- Giáo viên cần hướng dẫn các em học sinh không tiếp xúc hoặc hạn chế tối đa việc tiếp xúc với ca bệnh nghi ngờ. Riêng với các em có triệu chứng của đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp thì phải đeo khẩu trang, không tiếp xúc với các bạn và thông báo cho giáo viên để được hướng dẫn.

- Cho các em học sinh có triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ nghỉ học ít nhất 5 ngày kể từ ngày khởi bệnh đến hết triệu chứng lâm sàng.

- Các cơ sở giáo dục tuyên truyền về đặc điểm của bệnh, phương thức lây truyền, cách phòng bệnh đau mắt đỏ cho phụ huynh và các em học sinh nhằm nâng cao ý thức phòng bệnh.




Tập tin đính kèm

Phòng KHNV




Thông báo


Tìm kiếm

Text/HTML

SƠ ĐỒ ĐƯỜNG ĐI

Thư viện ảnh

thư viện VIDEO

Nobel Y Khoa 2016