Tình hình bệnh ho gà hiện nay
Hiện nay, tại một số tỉnh/thành trong cả nước đã ghi nhận sự gia tăng số ca mắc bệnh ho gà, trong đó phần lớn là trẻ nhỏ chưa tiêm đủ vắc xin.Trong 5 tháng đầu năm 2025, tại khu vực phía Nam ghi nhận 51 trường hợp mắc bệnh ho gà (01 trường hợp tử vong), trong đó tỉnh Bến Tre ghi nhận 01 trường hợp ho gà và tháng 05/2025. Dù Bến Tre chưa ghi nhận ổ dịch lớn, nhưng với điều kiện thời tiết mưa nắng thất thường, mật độ dân cư cao và khả năng tiếp xúc rộng, nguy cơ bùng phát ho gà là có thật nếu không chủ động phòng ngừa.
Ho gà là bệnh gì?
• Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra.
• Lây qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi.
• Đặc biệt nguy hiểm ở trẻ dưới 1 tuổi, có thể gây viêm phổi, ngưng thở, tổn thương não và tử vong.
Đối tượng nguy cơ cao:
• Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ vắc xin ho gà
• Người lớn không tiêm nhắc lại, có thể là nguồn lây cho trẻ
• Những người tiếp xúc gần với trẻ nhỏ (ông bà, cha mẹ, người chăm sóc)
Phòng bệnh chủ động bằng vắc xin
• Vắc xin ho gà được tích hợp trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR): mũi 5 trong 1 hoặc 6 trong 1.
• Trẻ cần tiêm đủ và đúng lịch: thường là 3 mũi cơ bản lúc 2 – 3 – 4 tháng tuổi và 1 mũi nhắc lại sau 18 tháng.
• Người lớn, phụ nữ chuẩn bị mang thai có thể tiêm nhắc lại vắc xin chứa thành phần ho gà để bảo vệ cả mẹ và bé.
Các biện pháp phòng bệnh bổ sung:
• Giữ vệ sinh tay – mũi – họng, thường xuyên rửa tay với xà phòng.
• Hạn chế cho trẻ nhỏ tiếp xúc với người đang ho, sốt.
• Đeo khẩu trang khi có triệu chứng hô hấp.
• Khi có dấu hiệu ho kéo dài, thở rít, khó thở… cần đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.
📢 THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG
✅ Phụ huynh cần kiểm tra sổ tiêm của trẻ, bổ sung ngay nếu thiếu mũi!
✅ Cùng chung tay giữ gìn sức khỏe cộng đồng – Không để ho gà quay lại!